Câu chuyện lịch sử về nước rửa tay diệt khuẩn

Share Post:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Share on email
Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn

Rửa tay là một lễ nghi đã tồn tại trong cộng đồng những người theo đạo Hồi, đạo Do thái từ nhiều nghìn năm về trước. Tuy nhiên, khái niệm rằng các bệnh truyền nhiễm lây lan qua bàn tay chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 1 thế kỷ. Đó cũng là thời điểm đặt nền móng cho sự ra đời của nước rửa tay diệt khuẩn. 

Bối cảnh

Khởi đầu của câu chuyện 

Theo các nhà khoa học, vị bác sĩ người Hungary tên Ignaz Semmelweis là người đầu tiên đề xuất hành động rửa tay diệt khuẩn trước khi thăm khám và chữa trị cho bệnh nhân. Thân là một nhà khoa học nghiên cứu thuốc, và cũng là một y sĩ, sau khi quan sát một sự thật phũ phàng rằng các sản phụ tại bệnh viện thời đó lại có khả năng tử vong cao hơn ở các phòng đỡ đẻ bởi các nữ hộ sinh. Ông đã quyết tâm đi tìm câu trả lời cho riêng mình.

Phải kể về tình hình lúc đó, vào trước những năm 1840, ngành y học tin rằng các bệnh nhiễm trùng nguyên do là bị ám mùi hôi thối trong không khí hoặc xuất phát từ nguồn nước thải. Do đó, nếu họ đóng chặt tất cả các cánh cửa lại, ngăn cho mùi ám khi xông vào phòng, sẽ giảm được tình trạng nhiễm trùng sau sinh cho người phụ nữ. 

Sau một thời gian quan sát, bác sĩ Ignaz Semmelweis nhận thấy rằng, nguyên nhân có thể đến từ việc: Các bác sĩ đến đỡ đẻ cho thai phụ sau khi phẫu thuật nghiên cứu tử thi trong nhà xác mà không rửa tay lại. Mặc dù đây là chuyện “bình thường” vào thời đó, nhưng bác sĩ Semmelweis lại đưa ra một giả thuyết rằng: Có những “hạt gây bệnh” trên xác chết bị thối rữa và bám vào bàn tay của người y sĩ, sau đó lây truyền qua cơ thể người phụ nữ trong quá trình hộ sinh, dẫn đến nhiễm trùng, sốt cao mà có khi tình trạng trở nặng, đặt mạng sống của người phụ nữ giữa lằn ranh sống và chết.

Để chứng minh cho giả thuyết của mình, ông đã khuyến khích các bác sĩ khử trùng dụng cụ y học lẫn vệ sinh đôi bàn tay của mình trước khi chữa trị cho thai phụ bằng dung dịch chlorine. Kết quả là từ con số 18% đã giảm xuống chỉ còn gần 1% sản phụ có nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, mặc kệ kết quả có phần khả quan ấy, người ta vẫn phản đối kịch liệt ý tưởng rửa tay với dung dịch khử trùng trước khi chữa trị cho người bệnh. Nguyên do chính có thể là vì xã hội lúc đó vẫn chưa nhận thức được rằng bàn tay là bộ phận chứa và truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh hàng đầu. 

Ignaz Semmelweis là người đầu tiên đề xuất hành động rửa tay diệt khuẩn
Ignaz Semmelweis – là người đầu tiên đề xuất hành động rửa tay diệt khuẩn Nguồn: Wikipedia

Sự chuyển biến

Nhiều năm sau đó, những kiến thức về vi trùng và tầm quan trọng của việc diệt khuẩn tay khô càng được mở rộng. Dần dần, ngành y học cũng dần phát hiện được nhiều loài vi khuẩn gây bệnh như bệnh than, thương hàn, bạch cầu, dịch tả, bệnh lao,…Họ cũng chỉ ra rằng, những bệnh trên không phải do di truyền từ đời này sang đời khác, mà đó là do đôi bàn tay đã cho “những kẻ đi nhờ” đầy tai hại “một chuyến” vào cơ thể.

Kết quả là, đội ngũ y bác sĩ nghiêm túc thực hiện hành vi rửa tay sát khuẩn. Còn người dân cũng ý thức hơn việc bảo vệ đôi bàn tay là cách phòng bệnh hữu hiệu và đơn giản nhất. 

Tuy nhiên, khi sự ý thức về sức khỏe trong cộng đồng tăng cao cùng sự phát triển của vắc-xin và kháng sinh đã giúp tình trạng tử vong do nhiễm bệnh truyền nhiễm bắt đầu giảm. Điều đó cũng khiến hàng rào ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cũng dần được nới lỏng. Tỉ lệ những người có thói quen rửa tay thường xuyên ít đến mức thảm hại. 

Mãi cho đến thiên niên kỷ mới, khi người dân bắt đầu đối mặt với nhiều trận đại dịch, đặc biệt là Covid-19 với tốc độ lây lan cực kỳ nhanh và phức tạp. Họ nhận ra nếu không chủ động bảo vệ cơ thể thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cực kỳ cao. Và do đó, việc phòng ngừa khả năng lây lan dịch bệnh thông qua thói quen rửa tay lại một lần nữa nhận được sự chú ý. 

Ignaz Semmelweis được Google Doodle vinh danh
Ignaz Semmelweis được Google Doodle vinh danh

Nước rửa tay ra đời và được sử dụng phổ biến

Vào thế kỷ trước, khi việc rửa tay trở thành thói quen thường thấy trong các bệnh viện, tuy nhiên, một bất cập mà các y bác sĩ gặp phải đó là: Việc rửa tay với nước và xà phòng cực kỳ tốn thời gian. Thông thường, các y bác sĩ phải tốn 1 phút 30 giây cho toàn bộ quá trình: Đến bồn rửa tay – Mở van nước – Làm ướt tay – Cho một ít xà phòng – Chà quanh đôi bàn tay – Xả qua với nước sạch – Đóng van nước – Lau khô. 

Đó là chưa kể đến các bác sĩ phải rửa tay rất nhiều lần trong ngày. Chẳng hạn như tại khoa hồi phục sức khỏe, họ phải rửa tay ít nhất 22 lần trong 1 giờ đồng hồ. Và đối với đội ngũ bác sĩ phải chăm sóc quá nhiều bệnh nhân cùng một lúc, thì việc rửa tay với xà phòng là một đòi hỏi quá lớn đối với họ. 

Để giải quyết được nút thắt này, nước rửa tay diệt khuẩn khô với công thức chủ yếu là cồn (một chất khử trùng được sử dụng nhiều trước đó) và glycerin (giảm tác động khô da của cồn khi sử dụng) ra đời. Ý tưởng này đến từ giáo sư Didier Pittet, vốn là trưởng khoa phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại Bệnh viện Đại học Genève (HUG), Thụy Sĩ. Hiện tại, giáo sư còn là giám đốc Trung tâm Hợp tác thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).

Từ đó, lịch sử về chất khử khuẩn là gì và nên được sử dụng ra sao được hình thành. Nhờ nước rửa tay diệt khuẩn, số ca nhiễm trùng trong các bệnh viện giảm hơn một nửa, và số ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng cũng giảm đến 80%. Và đến thời điểm hiện tại, nước rửa tay diệt khuẩn trở thành một vật bất ly thân của nhiều người khi đi ra ngoài. Sản phẩm này cũng dễ dàng được tìm thấy tại các siêu thị, nhà thuốc trên khắp mọi nơi. 

Sử dụng gel rửa tay để hạn chế khả năng lây nhiễm
Sử dụng gel rửa tay để hạn chế khả năng lây nhiễm

Vai trò của nước rửa tay diệt khuẩn 

Trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây bệnh. Đôi bàn tay của các y bác sĩ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do đó, việc vệ sinh đôi bàn tay được làm thường xuyên và đây cũng là giải pháp hàng đầu.

Trong ngành y, việc vệ sinh tay đóng một vai trò rất quan trọng. Việc giữ cho đôi tay sạch khuẩn có thể ngăn chặn khả năng nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Hơn nữa, nước rửa tay diệt khuẩn còn giúp cho môi trường trong bệnh viện giảm được lượng vi khuẩn gây hại. Từ đó giảm được nguy cơ lây lan giữa các người bệnh, hay giữa người bệnh với nhân viên y tế. 

Và nước rửa tay diệt khuẩn cũng có vai trò tương tự trong cộng đồng. Nếu đưa một bàn tay bẩn lên chạm mắt, mũi, miệng sẽ khiến chúng ta dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, cảm lạnh, nặng hơn là viêm phổi,…

Trên đây là những thông tin thú vị về câu chuyện lịch sử của một sản phẩm đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, mọi người có thêm nhiều hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc vệ sinh đôi bàn tay.

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM, từng làm việc tại AstraZeneca Pharmaceuticals, Dược sĩ Trần Quốc Phú có gần 10 năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao về dược liệu. Anh đã và đang công tác tại Gonsa ở vị trí chuyên viên nghiên cứu thuốc, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng.

Tin bài khác

nước rửa tay khô

4 Dấu hiệu bạn đang sử dụng gel rửa tay khô không tốt

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng gel rửa tay khô tốt không? Không phải tất cả các sản phẩm nước rửa tay đều như nhau, một số có thể chứa các thành phần không an toàn khiến tay bạn nói riêng và sức khỏe bạn nói chung còn tệ

Thành phần giữ ẩm trong nước rửa tay khô là gì?

Khi tìm hiểu thành phần hóa học của nước rửa tay khô SIEUSAT GS, hẳn là bạn cũng nhận ra điểm khác biệt giữa sản phẩm chúng tôi và phần lớn các loại nước rửa tay khô khác trên thị trường hiện nay.  Ở SIEUSAT GS, sau nhiều nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu,

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top