Diệt khuẩn hiệu quả với 4 phương pháp hữu hiệu sau

Share Post:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Share on email
Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn

Làm sạch, sát khuẩn, tiệt trùng và khử trùng là 4 khái niệm về diệt khuẩn mà nhiều người trong chúng ta vẫn thường nhầm lẫn. Đôi khi sự nhầm lẫn sẽ khiến chúng ta thực hiện sai quy cách. Do đó, bài viết này sẽ giúp chúng ta “giải ngố” chúng nhé. 

Bốn thuật ngữ diệt khuẩn trên có ý nghĩa gì?

Cả 4 thuật ngữ diệt khuẩn bao gồm: Làm sạch (cleaning); Khử trùng (disinfecting); Sát khuẩn (sanitizing) và Tiệt trùng (sterilizing) đều mang ý nghĩa là giảm bớt lượng vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, bụi bẩn trên các vật dụng trong nhà. Đó có thể là chiếc tay nắm cửa, bàn làm việc, kệ bếp, nhà vệ sinh, sàn nhà, đồ chơi của trẻ,…Và mục đích của bốn phương pháp diệt khuẩn trên đều nhằm hạn chế khả năng gây bệnh cho cơ thể. Vậy nên hiểu như thế nào về bốn hoạt động này? 

Làm sạch (Cleaning)

Đây là bước đầu tiên trước khi chúng ta bước qua ba bước còn lại. Việc lau rửa đồ dùng trong nhà có thể đánh bay được những chất dơ, bụi bẩn. Việc dùng thêm các dung dịch lau chùi, chà rửa sẽ giúp hiệu quả cho các bước diệt khuẩn sau được tốt hơn.

Vậy khi nào thì nên làm sạch? Câu trả lời là luôn luôn, mỗi khi một vật hoặc bề mặt nào đó trở nên lấm bẩn. Bằng cách làm sạch mọi thứ xung quanh không gian sinh hoạt sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe và giảm thiểu được các tác nhân gây bệnh. 

làm sạch

Sát khuẩn (Sanitizing)

Việc sát khuẩn nên được làm sau bước làm sạch, vì sát khuẩn ngay trên một đồ vật hoặc bề mặt dính đầy chất bẩn không đem lại hiệu quả. Hơn nữa, khi diệt khuẩn hãy kết hợp với việc sử dụng các chất tẩy rửa để làm tăng khả năng diệt khuẩn. Tuy nhiên, do phần lớn các dung dịch tẩy rửa đều là hóa chất nồng độ cao. Để đảm bảo an toàn, hãy lựa chọn những sản phẩm chất lượng và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng. 

Khử trùng (Disinfecting)

Phương pháp khử trùng cũng gần giống với việc sát khuẩn. Tuy nhiên, việc khử trùng các bề mặt, thiết bị, đồ dùng sau khi đã được làm sạch sẽ loại bỏ được một lượng cực kỳ lớn vi sinh vật gây hại, trong đó có cả coronavirus. Thông thường, các chất khử trùng cần một thời gian mới phát huy được công dụng tối đa. Do đó, để quá trình diệt khuẩn này được diễn ra hiệu quả, hãy tuân theo các hướng dẫn sử dụng sản phẩm nhé. 

nước diệt khuẩn

Tiệt trùng (Sterilizing)

Tiệt trùng là cách loại bỏ hoàn toàn mọi dạng sống của vi sinh vật. Hơn nữa, quá trình này đòi hỏi thực hiện bằng cách phương pháp hóa học. Do đó mà nó chỉ được dùng trong y tế hoặc các ngành thực phẩm. 

Diệt khuẩn cho đôi bàn tay là cực kỳ quan trọng

Theo bệnh viện Nhi đồng, một bàn tay bẩn chính là nguyên nhân gây các bệnh về nhiễm khuẩn. Người ta đã tìm thấy hàng loại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh trên bàn tay chúng ta khi chưa vệ sinh kỹ lưỡng như: Trực khuẩn đường ruột E.coli, Pseudomonas; Các loại nấm Candida,…Do đó, làm sạch và sát khuẩn/ khử trùng tay thường xuyên giúp chúng ta loại bỏ các vết bẩn và vi sinh vật gây hại. Từ đó nâng cao khả năng phòng ngừa việc nhiễm khuẩn cũng như lây lan bệnh trong cộng đồng. 

Các chuyên gia khuyến khích chúng ta chủ động rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khô thường xuyên. Việc rửa tay trong vòng 20 giây đến 30 giây sẽ giúp chúng ta giảm đến 99.99% các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, giảm được 21% khả năng mắc bệnh liên quan đường hô hấp. 

Diệt khuẩn cho đôi bàn tay

Vậy rửa tay quá nhiều lần có sao không?

Mặc dù việc rửa tay có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những khả năng nhiễm và lây bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc rửa quá nhiều lần sẽ khiến bạn phát hủy lớp dầu bảo vệ da tay, dẫn đến khô, nứt nẻ và viêm da, khiến da bị ngứa ngáy, bỏng rát, nứt nẻ, đỏ ửng. 

Hơn nữa, nước rửa tay khô cũng như xà phòng sẽ tiêu diệt tất cả vi sinh vật trên đôi bàn tay. Điều đó có nghĩa là cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn đều bị loại bỏ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trên da, hậu quả là vi khuẩn gây hại có khả năng hoành hành mạnh hơn. 

Vậy rửa tay quá nhiều lần có sao không

Với những chia sẻ về làm sạch, sát khuẩn, khử trùng, tiệt trùng và tầm quan trọng của việc rửa tay, hy vọng chúng ta sẽ càng có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân lẫn gia đình trước những mầm bệnh nguy hiểm. 

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM, từng làm việc tại AstraZeneca Pharmaceuticals, Dược sĩ Trần Quốc Phú có gần 10 năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao về dược liệu. Anh đã và đang công tác tại Gonsa ở vị trí chuyên viên nghiên cứu thuốc, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng.

Tin bài khác

Vaccine ngừa COVID-19: Tiêm càng sớm càng tốt

Tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 ngày càng gia tăng khi học sinh đi học trực tiếp, chủng virus mới cũng liên tục “trẻ hóa” mở rộng phạm vi tấn công. Theo Bộ Y tế, trẻ khi mắc bệnh thường có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, các phụ huynh

Kháng thể đơn dòng phòng COVID-19 sắp được đưa về Việt Nam

Tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 ngày càng gia tăng khi học sinh đi học trực tiếp, chủng virus mới cũng liên tục “trẻ hóa” mở rộng phạm vi tấn công. Theo Bộ Y tế, trẻ khi mắc bệnh thường có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, các phụ huynh

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top