Dung dịch rửa tay khô diệt khuẩn SIEUSAT GS: Những sai lầm thường gặp

Share Post:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Share on email
sieusat

Dung dịch rửa tay khô rất tiện lợi và dễ dàng mang theo khi đi đến nơi công cộng. Đây là sản phẩm giúp chúng ta ngăn ngừa đáng kể nguy cơ lây lan và mắc các bệnh truyền nhiễm cho bản thân và cộng đồng. 

Tuy nhiên, trong khi sử dụng dung dịch rửa tay khô, chúng ta hay mắc một số sai lầm thường gặp. Điều này có thể làm giảm hiệu quả sát khuẩn của dung dịch rửa tay nói chung. Trong bài viết này, hãy cùng Sieusat GS tìm hiểu xem đó là những sai lầm nào nhé. 

1. Chọn nhầm dung dịch sát khuẩn tay khô

Lý do đầu tiên khiến bước sát akhuẩn tay trở nên không còn hiệu quả đó là chúng ta đã chọn nhầm dung dịch rửa tay khô. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các dung dịch sát khuẩn tay nên chứa ít nhất 60% cồn ethanol để đạt hiệu quả diệt khuẩn tối ưu. Nguyên nhân là do các sản phẩm có nồng độ cồn dưới 60% có thể làm giảm sự phát triển của vi sinh vật nhưng không thể tiêu diệt được chúng hoàn toàn.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại không sử dụng cồn ethanol. Vì thế, chúng ta nên tìm hiểu cẩn thận hiệu quả sát khuẩn của sản phẩm trước khi lựa chọn nước diệt khuẩn

Đặc biệt, chúng ta cũng cần tránh các sản phẩm có chứa methanol và 1-propanol. Đây là các dạng cồn có thể gây ngộ độc và tổn thương các tế bào trong cơ thể. Gần đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa đình chỉ và thu hồi một sản phẩm dung dịch rửa tay khô do không đáp ứng yêu cầu về giới hạn methanol.

Hơn nữa, quan trọng không kém chính là chất lượng của sản phẩm. Hiện nay, thị trường tràn lan các sản phẩm dung dịch rửa tay khô không rõ nguồn gốc. Thực tế là dung dịch sát khuẩn tay cũng là một sản phẩm y tế cần được kiểm định tính an toàn và hiệu quả trước khi sử dụng. 

SieusatGS

2. Sát khuẩn tay quá vội vàng

Dùng dung dịch rửa tay khô không có nghĩa là chúng ta có thể sát khuẩn tay một cách vội vàng. Đây chỉ là giải pháp thay thế tiện lợi khi chúng ta không có đủ điều kiện để rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. 

Thời gian sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn ít nhất là 20 đến 30 giây, tương tự như khi rửa tay với xà phòng vậy. Đây là khoảng thời gian cần thiết để tiêu diệt hoặc ức chế các virus và vi khuẩn. Nếu sát khuẩn tay quá vội vàng, có khả năng vi sinh vật gây bệnh trên tay vẫn chưa kịp bị tiêu diệt hoàn toàn nên vẫn có thể lây sang cho bạn và người khác.

3. Sử dụng không đúng lúc

Bên cạnh việc sát khuẩn tay quá nhanh khiến dung dịch rửa tay khô không kịp phát huy tác dụng, thì việc diệt khuẩn không đúng lúc cũng là một sai lầm mà chúng ta cần tránh. Dưới đây là những trường hợp chúng ta nên rửa tay với xà phòng và nước sạch để đảm bảo bảo vệ sức khỏe:

  • Trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn
  • Sau khi chạm vào khẩu trang và/hoặc thay khẩu trang
  • Sau khi dùng tay để che mũi, hắt hơi hay xì mũi
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi thay tã cho em bé
  • Sau khi tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh
  • Sau khi đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ…

4. Dùng không đủ lượng dung dịch sát khuẩn tay

Tuyệt đối đừng tiết kiệm nước rửa tay khô!

Bên cạnh các lý do trên, thì việc chúng ta không sử dụng đủ lượng nước diệt khuẩn cho mỗi lần rửa tay cũng được các chuyên gia “liệt” vào danh sách những sai lầm mà chúng ta hay gặp phải. Đồng thời, họ cũng khuyến cáo chúng ta nên cho khoảng 3-5ml dung dịch rửa tay khô, bằng cỡ đồng xu vào lòng bàn tay mới có thể làm sạch toàn bộ các vị trí từ cổ tay đến các đầu ngón tay. 

Việc này cũng giống như rửa tay bằng xà phòng vậy. Bạn phải đảm bảo đủ lượng mới có thể làm sạch tay. Nếu cảm thấy khó ước lượng lượng phù hợp, bạn có thể lựa chọn các loại sản phẩm có vòi bơm. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ thiết kế các vòi bơm dành riêng cho mỗi sản phẩm để mỗi lần bơm sẽ bơm ra một lượng vừa đủ cho một lần rửa tay.

Dung dịch sát khuẩn

5. Chỉ khử trùng lòng bàn tay

Có nhiều người chỉ cho nước sát khuẩn vào lòng bàn tay và xoa hai lòng bàn tay vào nhau. Như vậy là chưa đủ vì chúng ta có thể bỏ qua rất nhiều vị trí tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt là các móng tay vì đây chính là nơi rất nhiều vi sinh vật làm tổ. Sát khuẩn tay nhanh bằng  dung dịch rửa tay khô có chứa cồn đúng cách nên được thực hiện qua các bước sau:

  • Cho dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay.
  • Xoa hai lòng bàn tay vào nhau, chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Chà mạnh hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Chà xát mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum sao cho khớp với lòng bàn tay).
  • Chà xát các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón tay).

6. Sử dụng khi tay ẩm ướt

Một sai lầm khác có thể dẫn đến vô hiệu hóa tác dụng của chai sát khuẩn tay đó là sử dụng sản phẩm với đôi bàn tay ướt. Đúng như tên gọi của nó, dung dịch rửa tay khô chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi được sử dụng trên làn da khô ráo. Vì thành phần chính của các sản phẩm này chủ yếu là cồn, vì thế nó sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn trên môi trường ẩm ướt.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, khi tay ẩm ướt mà lại sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn có thể dẫn tới phản ứng tỏa nhiệt và gây kích ứng da.

Sử dụng khi tay ẩm ướt

7. Sát khuẩn tay khô khi tay bẩn bụi đất, dầu mỡ

Dung dịch rửa tay khô không thể giúp làm sạch bàn tay dính đầy bụi bẩn hoặc dầu mỡ, chẳng hạn như sau khi ăn hoặc chơi thể thao. Trong trường hợp này, tốt hơn hết chúng ta nên rửa tay với xà phòng và nước sạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nếu không tìm được nơi để rửa tay, hãy cố gắng đừng dùng tay chạm vào mặt, mắt, mũi, miệng. Chúng ta cũng nên vệ sinh những vật vừa chạm vào và bị dính bẩn từ tay của mình như điện thoại, túi xách, tay lái xe máy/ ô tô hoặc nắm cửa.

8. Đưa tay lên mắt hay dụi mắt sau khi rửa

Như đã nói ở trên, dù đưa bàn tay bẩn hay bàn tay vừa mới sử dụng dung dịch rửa tay khô lên mắt hoặc các vùng trên mặt đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dung dịch rửa tay khô cơ bản là làm từ cồn, vốn là một chất không tốt cho mắt. Một khi cồn dính vào mắt có thể sẽ khiến mắt bị kích ứng gây đỏ hoặc đau mắt. Tại nhiều nước châu Âu đã có trường hợp trẻ em bị tổn thương do vô tình để dung dịch rửa tay tiếp xúc với mắt. 

Hơn nữa, một điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ khi sử dụng dung dịch rửa tay khô, với cồn nồng độ 20% đã khiến giác mạc bị bong ra chỉ sau 30 giây. Nhưng thông thường, một chai diệt khuẩn tay có thành phần chính là cồn từ 60% cho đến 90%. 

Tuy nhiên, khi bị dung dịch vô tình dây vào mắt, chúng ta có thể ngay lặp tức rửa lại với nước sạch trong ít nhất 30 phút. Sau đó, nếu thấy tình trạng không khá hơn, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. 

Sát khuẩn tay

9. Lau tay sau khi dùng nước rửa tay

Các sản phẩm dung dịch rửa tay khô có thể để lại cảm giác nhờn và ướt trên tay trong vài giây. Tuy vậy, nếu lúc này dùng khăn để lau sản phẩm thừa trên da hay chùi tay vào quần áo thì không chỉ làm giảm hiệu quả của nước rửa tay khô mà còn góp phần lan truyền vi sinh vật từ tay sang trang phục trên người.

10. Không nên tự pha chế dung dịch rửa tay khô tại nhà

Như mọi người đã biết, thành phần chủ yếu của một chai dung dịch rửa tay khô là cồn Ethanol hoặc Isopropyl, đều là những chất dễ cháy. Do đó, nếu muốn tự pha chế chất rửa tay tại nhà, nhất định phải do người có chuyên môn về hóa chất. Đồng thời, trong quá trình pha chế phải trang bị đồ bảo hộ và chuẩn bị sẵn cho những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra như cháy nổ, ngộ độc,…

Mặc dù cồn ethanol là chất hay gặp trong rượu bia và khá an toàn cho cơ thể ở một mức độ nào đó. Nhưng để có thể diệt khuẩn tốt nhất, thông thường nồng độ cồn sẽ rơi vào khoảng từ 60% đến 90%. Đây là mức quá cao và dễ gây ngộ độc cho cơ thể nếu vô tình nuốt phải. Vì vậy, tự ý pha chế dung dịch rửa tay khô mà không có chút kiến thức chuyên môn lẫn được đào tạo để có thể ứng biến trước những tình huống xấu có thể phát sinh sẽ rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin được SIEUSAT GS tổng hợp và chia sẻ đến mọi người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc vệ sinh cho đôi bàn tay để bảo vệ bản thân tốt hơn, hãy liên hệ đến SIEUSAT GS qua:

Website: https://sieusatgs.vn/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/SieusatGS.sieusatkhuan 

Hotline: 1800 64 68 99  

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM, từng làm việc tại AstraZeneca Pharmaceuticals, Dược sĩ Trần Quốc Phú có gần 10 năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao về dược liệu. Anh đã và đang công tác tại Gonsa ở vị trí chuyên viên nghiên cứu thuốc, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng.

Tin bài khác

nước rửa tay khô

4 Dấu hiệu bạn đang sử dụng gel rửa tay khô không tốt

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng gel rửa tay khô tốt không? Không phải tất cả các sản phẩm nước rửa tay đều như nhau, một số có thể chứa các thành phần không an toàn khiến tay bạn nói riêng và sức khỏe bạn nói chung còn tệ

Thành phần giữ ẩm trong nước rửa tay khô là gì?

Khi tìm hiểu thành phần hóa học của nước rửa tay khô SIEUSAT GS, hẳn là bạn cũng nhận ra điểm khác biệt giữa sản phẩm chúng tôi và phần lớn các loại nước rửa tay khô khác trên thị trường hiện nay.  Ở SIEUSAT GS, sau nhiều nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu,

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top