Nước rửa tay và gel sát khuẩn tay khô – Sản phẩm nào tốt hơn?

Share Post:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Share on email
Sát Khuẩn tay

Bạn có đang phân vân chọn lựa giữa gel sát khuẩn và nước rửa tay? Hiện tại trên thị trường có vô số các sản phẩm liên quan đến sát khuẩn đôi bàn tay. Chúng tôi tin rằng điều đó có thể làm bạn dễ bị choáng ngợp không biết đâu là sản phẩm phù hợp với mình. Nếu bạn chưa tìm thấy câu trả lời, hãy tiếp tục với bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn
Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn

Một niềm tin sai lầm về dung dịch rửa tay khô hiện nay

Chuyên mục cảnh báo người tiêu dùng 

Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn rằng gel sát khuẩn có thể ngay lập tức diệt sạch hết tất cả các vi khuẩn, vi rút bám trên bàn tay. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Vi khuẩn, vi rút có một lớp áo protein bên ngoài để bảo vệ các tác nhân gây hại bên trong. Từ đôi bàn tay, chúng sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào vùng mắt, mũi, miệng và từ đó đi vào bên trong cơ thể. 

Khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và gây các bệnh cảm cúm, tả, hay Covid-19 mà chúng ta đã trải qua trong thời gian vừa rồi.  

Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn
Sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn

Trong khi đó, nước rửa tay hay gel sát khuẩn có tác dụng “xé rách” lớp áo và sau đó mới xâm nhập vào sâu bên trong vi khuẩn để tiêu diệt chúng, cản trở khả năng phát triển và lây lan. Quá trình này phải mất một lượng thời gian nhất định, thông thường là từ 20 – 30 giây. 

Vì thế mà các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi người cần rửa tay ít nhất là từ 20 giây trở lên. Bạn cần đảm bảo rằng mình đã cho một lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay – thường là từ 3 đến 5 ml. 

Sau đó, chà xát toàn bộ các vị trí trên đôi tay, để có thể diệt khuẩn một cách tối đa và toàn diện nhất. Khi sử dụng gel sát khuẩn, sản phẩm được thoa trực tiếp lên tay. 

Sự khác nhau giữa Nước rửa tay và gel sát khuẩn

Tất cả các dung dịch rửa tay dạng khô, từ sản phẩm bình dân đến các dung dịch sử dụng trong các bệnh viện thì thành phần chính luôn là cồn. Trong đó, cồn ethanol 70% là hay được sử dụng nhất nhờ khả năng diệt khuẩn tốt mà ít gây hại đến sức khỏe con người. 

Theo nghiên cứu, cồn 70% là lựa chọn tối ưu, vừa có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật.

Sự khác biệt về thành phần

Có nhiều sự khác nhau giữa nước rửa tay và gel sát khuẩn. Điểm khác nhau đầu tiên đó là về thành phần cấu tạo của chúng. Nước rửa tay được chế tạo từ cồn, sau đó nước được thêm vào để giảm nồng độ cồn đến mức hợp lý, để có thể đạt hiệu quả diệt khuẩn. 

Còn gel sát khuẩn có thêm các chất như axit polyacrylic và polyetylen glycol để cô đặc cồn và kết quả là trở thành gel mà ta hay thấy. 

Điểm khác nhau về hiệu quả làm sạch

Điểm khác nhau thứ hai mà ta nên nói đến đó là hiệu quả làm sạch. Đối với gel sát khuẩn, mật độ của chất làm đặc được sử dụng để làm tăng thời gian khô và cũng tăng thời gian để cồn đến gần với vi khuẩn và virus. 

Điều này có nghĩa là quá trình hòa tan vỏ protein của vi khuẩn và virus mất nhiều thời gian hơn. Còn về nước rửa tay, do không chứa chất làm đặc làm chậm quá trình ức chế vi khuẩn và virus, nên chỉ mất khoảng 15 giây để tiêu diệt vi khuẩn; nhanh gấp đôi so với gel sát khuẩn có cùng lượng cồn.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel sát khuẩn có hiệu quả cao hơn trong việc loại bỏ vi sinh vật ở tay so với lợi ích của nước rửa tay khô trong chai xịt. Lý do đó là chai xịt phun sương không có khả năng bao phủ tất cả vị trí trên bề mặt bàn tay của chúng ta

Trong khi đó, gel sát khuẩn lại làm cực kỳ hiệu quả. Vì bạn dễ kiểm soát lượng sản phẩm và chủ động xoa dung dịch sát khuẩn tay để nó có khả năng tiếp cận được tất cả các vùng da tay mình hơn.

Tóm lại, cả hai đều có khả năng diệt vi trùng có hại hiệu quả, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn đâu là dung dịch sát khuẩn phù hợp với nhu cầu của bản thân nhé. 

Lưu ý không để các loại dung dịch sát khuẩn dính vào da mặt 

Mặc dù chúng ta đều biết rằng, nước diệt khuẩn dành cho đôi bàn tay thực sự hiệu quả trong việc đẩy lùi vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm chúng ta cần phải lưu tâm khi sử dụng dòng sản phẩm này.

Đó là nước diệt khuẩn có thể khiến làn da trên khuôn mặt bị khô. Vì nơi đây vốn nhạy cảm hơn bất kì vùng da nào khác trên cơ thể. Kết quả dẫn đến khô, nứt và rất nhiều kích ứng. Đôi khi còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có những tác động tiêu cực khác trên khuôn mặt của bạn. 

Ngoài các hại khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng, nổi mụn, thì trên khuôn mặt của chúng ta còn chứa những lợi khuẩn – giúp duy trì một làn da sáng bóng, mịn màng và khỏe mạnh. 

Mặc dù khả năng diệt sạch vi khuẩn, giúp bàn tay của chúng ta trở nên sạch sẽ hơn của nước rửa tay là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý rằng, vi khuẩn ở đây có thể hiểu bao gồm cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. 

Vì vậy, nếu vô tình để nước sát khuẩn tay dính vào mặt, sẽ khiến làn da trên khuôn mặt dễ bị kích ứng hơn, từ đó nâng cao khả năng bị nhiễm trùng, gây nổi mụn, mẩn ngứa. Đây là một điều mà không bạn nữ nào mong muốn cả.

Nếu làn da trên khuôn mặt có nhiều bụi bẩn, mồ hôi, hoặc dầu, chúng ta nên rửa sạch với sữa rửa mặt cùng nước. Hãy tránh bôi hoặc để da mặt của chúng ta tiếp xúc với các chất không cần thiết nhé. 

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Dược sĩ Trần Quốc Phú

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM, từng làm việc tại AstraZeneca Pharmaceuticals, Dược sĩ Trần Quốc Phú có gần 10 năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao về dược liệu. Anh đã và đang công tác tại Gonsa ở vị trí chuyên viên nghiên cứu thuốc, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng.

Tin bài khác

nước rửa tay khô

4 Dấu hiệu bạn đang sử dụng gel rửa tay khô không tốt

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng gel rửa tay khô tốt không? Không phải tất cả các sản phẩm nước rửa tay đều như nhau, một số có thể chứa các thành phần không an toàn khiến tay bạn nói riêng và sức khỏe bạn nói chung còn tệ

Thành phần giữ ẩm trong nước rửa tay khô là gì?

Khi tìm hiểu thành phần hóa học của nước rửa tay khô SIEUSAT GS, hẳn là bạn cũng nhận ra điểm khác biệt giữa sản phẩm chúng tôi và phần lớn các loại nước rửa tay khô khác trên thị trường hiện nay.  Ở SIEUSAT GS, sau nhiều nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu,

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top