Liệu có an toàn khi sử dụng xịt rửa tay khô cho em bé?

Share Post:

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on pinterest
Share on email

Hiệu quả diệt khuẩn của các dung dịch xịt khuẩn tay khô từ lâu đã không còn nghi ngờ gì nữa. Các chuyên gia y tế cũng đánh giá cao về việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước xịt khuẩn tay khô, rằng điều đó có thể giảm đến nguy cơ mắc bệnh cho chúng ta. 

Nhưng mẹ có nên sử dụng cho các con hay không? Liệu các thành phần có an toàn cho bé? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của SIEUSAT GS để tìm kiếm câu trả lời nhé. 

Mách bạn cách bảo quản nước rửa tay sát khuẩn "chuẩn chỉnh"

Chuyên gia nói gì về điều này?

Các tổ chức y tế luôn luôn khuyến khích và đánh giá cao việc rửa tay là cách hiệu quả nhất để sát khuẩn cho đôi ban tay. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây có thể loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và tất cả các loại vi khuẩn khỏi đôi bàn tay cũng như các hóa chất độc hại như chì. Mặt khác, dung dịch xịt khuẩn tay khô sẽ giết chết vi trùng khi tiếp xúc với da.

Theo WHO và các tổ chức y tế uy tín hàng đầu khác, xịt rửa tay khô làm từ cồn ethanol hoặc isopropyl là cách hiệu quả nhất để khử trùng tay. Bất kỳ chai nước xịt sát khuẩn tay nào có chứa các thành phần khác như cồn methanol đều không được cấp phép lưu hành. Vì đây là thành phần dễ dàng gây ngộ độc cho bé (thậm chí là người lớn) và có trường hợp gây nguy hiểm tính mạng.

Đâu là nồng độ lý tưởng có trong xịt rửa tay khô dành cho em bé?

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến nghị mẹ nên sử dụng xịt rửa tay khô với hàm lượng cồn ít nhất 60% để đảm bảo tiêu diệt những vi trùng còn sót lại. Thành phần cồn có trong nước sát khuẩn tay sẽ giúp bé tiêu diệt vi trùng gây bệnh bằng cách hòa tan màng bảo vệ xung quanh vi khuẩn, ngăn chặn các hoạt động sống của chúng.

Mặc dù trên lý thuyết nồng độ cồn từ 60 – 95% là phù hợp, nhưng thực tế, cồn ở nồng độ 70% là được ưu tiên lựa chọn làm thành phần chính cho nước rửa tay là chủ yếu. Bởi vì, cồn có đặc tính dễ bay hơi ở nồng độ cao, còn ở nồng độ thấp thì khả năng hòa tan màng tế bào của vi sinh vật lại chậm, khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn lại phát triển bình thường. 

Một vài lưu ý dành cho mẹ đó là không lựa chọn xịt rửa tay khô chứa benzalkonium clorua thay cho cồn, vì vì hóa chất này không hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn như cồn ethyl hoặc rượu isopropyl. 

Hơn nữa, mẹ cần chú ý không nên xem xịt rửa tay có thể thay thế hoàn toàn cho xà phòng dưới vòi nước sạch. Vì xịt rửa tay khô không có tác dụng rửa trôi các chất bụi bẩn dính trên tay của bé, khi dung dịch khô đi, vi khuẩn có trong bụi bẩn lại tiếp tục sinh sôi như bình thường. Chính vì lý do đó, mẹ chỉ nên sử dụng xịt rửa tay khô cho bé trong trường hợp không tìm thấy xà phòng và nước sạch. Cho đến lúc đó, mẹ hãy đảm bảo không để bé đưa tay lên vùng mắt, mũi, miệng hoặc dùng tay lấy thức ăn nhé.

Sử dụng xịt rửa tay khô cho em bé có an toàn hay không?

Theo FDA, chất khử trùng tay hoàn toàn an toàn khi sử dụng cho trẻ em, ngay cả những người dưới 6 tuổi, khi được sử dụng phù hợp và giám sát. Rửa bằng xà phòng và nước là tốt nhất, nhưng hầu hết các dung dịch xịt rửa tay khô có cồn đều an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ: chỉ cho một lượng bằng hạt đậu và xoa tay bé cho đến khi chúng hoàn toàn khô ráo. 

– Quy tắc khi cho bé sử dụng: 

   + Phải giảm sát quá trình sử dụng xịt rửa tay khô ở trẻ, đảm bảo giám sát từ lúc cho dung dịch vào tay bé cho đến khi dung dịch khô hoàn toàn, để đảm bảo các con không đặt tay vào miệng hoặc lau chúng trên quần áo. 

   + Để sản phẩm ngoài tầm với của trẻ em, lý tưởng trong tủ khóa.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, mẹ đã có thể yên tâm cho bé sử dụng nước xịt rửa tay khô, tuy nhiên hãy lưu ý quy tắc cơ bản là luôn giám sát thật kỹ khi dùng dung dịch sát khuẩn này mẹ nhé.

sieusatgs

sieusatgs

Tin bài khác

Vaccine ngừa COVID-19: Tiêm càng sớm càng tốt

Tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 ngày càng gia tăng khi học sinh đi học trực tiếp, chủng virus mới cũng liên tục “trẻ hóa” mở rộng phạm vi tấn công. Theo Bộ Y tế, trẻ khi mắc bệnh thường có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, các phụ huynh

Kháng thể đơn dòng phòng COVID-19 sắp được đưa về Việt Nam

Tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 ngày càng gia tăng khi học sinh đi học trực tiếp, chủng virus mới cũng liên tục “trẻ hóa” mở rộng phạm vi tấn công. Theo Bộ Y tế, trẻ khi mắc bệnh thường có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, các phụ huynh

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top